Thẩm định dự án đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư có vai trò quan trọng đối với cả nhà đầu tư, nhà thầu, đơn vị tài chính, cơ quan quản lý nhà nước và đối với xã hội. Để xác định được tính hợp pháp của dự án, tính khả thi của dự án, xác định được mức độ phù hợp và hiệu quả của dự án với chính sách đầu tư, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

Mục đích thẩm định giá:

  • Đánh giá dự án đầu tư

Các doanh nghiệp thường thẩm định lại giá trị của các dự án đang hoạt động để đảm bảo rằng chúng đang hoạt động hiệu quả và có khả năng sinh lời. Hoặc đánh giá ưu – nhược điểm, tính khả thi và hiệu quả của dự án để lựa chọn phương án tốt nhất và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

  • Mua bán, chuyển nhượng, sáp nhập doanh nghiệp

Trong các thương vụ M&A, việc thẩm định giá trị dự án đầu tư giúp xác định giá trị thực sự của tài sản và hoạt động kinh doanh để đảm bảo tính công bằng cho giao dịch.

  • Góp vốn liên doanh, thu hồi vốn đầu tư, tài trợ

Khi muốn góp vốn/rút vốn ra khỏi một dự án hoặc chấm dứt hoạt động dự án, việc thẩm định giá trị dự án giúp các nhà đầu tư, nhà tài trợ xác định giá trị tài sản và cơ hội/rủi ro khi đầu tư. Ngoài ra, nó cũng giúp nhà đầu tư huy động vốn từ nhà đầu tư khác hoặc từ các tổ chức tài chính.

  • Xác định tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư

Tư cách pháp nhân là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư. Nó được xác định dựa trên giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật, năng lực tài chính và năng lực chuyên môn của các bên.

  • Tái cấu trúc, đầu tư

Thẩm định lại giá trị dự án giúp các doanh nghiệp đang trong quá trình đổi mới biết được dự án có phù hợp hay không và đưa ra quyết định kinh doanh tối ưu nhất.

Khi có ý định đầu tư vào một dự án mới, hoạt động thẩm định giúp xác định đúng giá trị dự án, đánh giá tính khả thi và tiềm năng sinh lời. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch tài chính và dự trù chi phí thực hiện dự án.

  • Vay vốn ngân hàng

Việc thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng sẽ giúp ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của dự án, quyết định có cho vay hay không, mức vay và lãi suất là bao nhiêu.

  • Tính thuế, thực hiện nghĩa vụ pháp lý

Giá trị dự án đầu tư được sử dụng để xác định giá trị tài sản, từ đó xác định nghĩa vụ thuế và tuân thủ theo các quy định pháp luật của doanh nghiệp.

  • Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Việc thẩm định giúp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để hướng đến việc cổ phần hóa doanh nghiệp.

  • Quản lý nhà nước

Các đơn vị quản lý cần xác định giá trị dự án để bàn giao đất, cho thuê đất, đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng,…

  • Chứng minh năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân

Các cơ quan, tổ chức có nhu cầu vay vốn, đầu tư, cổ phần hóa,… thường lựa chọn dịch vụ thẩm định giá trị dự án đầu tư cho dự án của mình.

  • Mục đích khác.

 

  • Đối tượng thẩm định giá:
  • Phân loại dự án đầu tư cần thẩm định theo quy mô đầu tư
    • Dự án đầu tư quy mô lớn (nhóm A): có tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ VNĐ, thường là hàng trăm tỷ VNĐ trở lên như các dự án hạ tầng quốc gia, cảng biển lớn, nhà máy điện hạt nhân.
    • Dự án đầu tư quy mô trung bình (nhóm B): có tổng vốn đầu tư khoảng 1.000 – 10.000 tỷ VNĐ hoặc từ vài chục tỷ VNĐ đến hàng trăm tỷ VNĐ. Đây có thể là các dự án xây dựng công trình nhỏ hơn hoặc dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ.
    • Dự án đầu tư quy mô nhỏ (nhóm C): có tổng vốn đầu tư dưới 1.000 tỷ VNĐ, thường là các cửa hàng, quán cafe hoặc nhà hàng gia đình.
  • Phân loại dự án đầu tư cần thẩm định theo tính chất dự án
    • Dự án đầu tư công: dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn chính là từ ngân sách nhà nước hoặc vốn vay từ nước ngoài để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng và phục vụ lợi ích cộng đồng như như hạ tầng, giao thông, y tế, giáo dục.,…
      • Dự án cơ sở hạ tầng: đầu tư vào CSHT công cộng như cầu, cảng, sân bay, hệ thống điện, các tuyến đường cao tốc,…
      • Dự án hạ tầng xã hội: đầu tư vào các dự án liên quan đến hạ tầng xã hội như bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại và các dự án phục vụ cộng đồng.
    • Dự án đầu tư tư nhân: sử dụng vốn của doanh nghiệp tư nhân, vốn của cá nhân, vốn của tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị – xã hội, nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án kinh doanh, sản xuất, dịch vụ,…
  • Phân loại dự án đầu tư cần thẩm định theo lĩnh vực kinh tế
    • Dự án đầu tư xây dựng công trình: xây dựng các loại công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp, công trình xây dựng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công trình xây dựng khác.
    • Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc loại dự án đầu tư xây dựng công trình.
    • Thẩm định dự án bất động sản: đầu tư vào mua bán, phát triển, xây dựng hoặc quản lý tài sản bất động sản như căn hộ, văn phòng, khách sạn, khu đô thị,…
    • Dự án công nghiệp: đầu tư vào việc xây dựng hoặc mua lại nhà máy sản xuất, cơ sở hạ tầng công nghiệp hoặc các loại cơ sở sản xuất và công nghiệp khác.
    • Dự án nông nghiệp: đầu tư vào nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, và các hoạt động liên quan đến ngành nông nghiệp.
    • Dự án công nghệ: đầu tư vào công nghệ mới, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ công nghệ hoặc khởi nghiệp công nghệ.
    • Dự án năng lượng: đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, thủy điện, điện mặt trời,…
    • Dự án dịch vụ: nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí,…
    • Dự án tài chính: quỹ đầu tư, quỹ mạo hiểm hoặc dự án ngân hàng.
  • Phân loại dự án đầu tư cần thẩm định theo địa điểm đầu tư
    • Dự án đầu tư trong nước: dự án đầu tư sử dụng vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước.
    • Dự án đầu tư nước ngoài: dự án đầu tư dùng vốn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

    Mỗi loại dự án đầu tư có các yếu tố riêng biệt cần được thẩm định, bao gồm khả năng sinh lời, rủi ro, phân tích thị trường, phân tích tài chính và các yếu tố khác. Quá trình thẩm định dự án là quan trọng để đảm bảo sự thành công và bảo vệ vốn đầu tư.

 

  • Hồ sơ cần cung cấp:

Khi cần thẩm định dự án đầu tư, các khách hàng nên chuẩn bị trước một trong những hồ sơ pháp lý quan trọng sau:

  • Giấy phép đầu tư.
  • Chứng chỉ quy hoạch kiến trúc do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Thuyết minh dự án đầu tư và hồ sơ thiết kế cơ sở.
  • Bản vẽ quy hoạch phân khúc chức năng 1/500.
  • Các văn bản cam kết, thỏa thuận/văn bản chấp nhận đầu tư/phê duyệt dự án đầu tư.
  • Biên bản cấp đất, phân chia ranh giới, vị trí thửa đất.
  • Văn bản về chính sách ưu đãi đầu tư, miễn giảm thuế.
  • Hợp đồng chuyển nhượng/thỏa thuận góp vốn của các nhà đầu tư khác.
  • Hợp đồng vay vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng.
  • Chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng thương mại (nếu có).
  • Các hồ sơ, giấy tờ pháp lý khác.
  • Hồ sơ thẩm định giá trị dự án bất động sản
    • Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 của Cơ quan chức năng.
    • Quyết định của UBND tỉnh về việc chấp nhận quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án.
    • Sơ đồ vị trí thửa đất.
    • Văn bản thỏa thuận, góp ý về dự án đầu tư của Cơ quan chức năng (nếu có).
    • Văn bản về cung cấp điện, nước, hoạt động PCCC, xử lý thoát nước,… của dự án.
    • Văn bản chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư.
    • Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của Sở Xây dựng,
    • Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng dự án của UBND tỉnh.
    • Giấy phép xây dựng, bản vẽ thiết kế xây dựng, dự toán tổng mức đầu tư.
    • Hồ sơ pháp lý, kỹ thuật khác của dự án (nếu có).
    • Giấy phép kinh doanh của chủ đầu tư (bản sao).
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản (nếu tài sản là bất động sản đã được cấp giấy tờ đầy đủ).
    • Hợp đồng giao dịch, mua bán, cho thuê BĐS (bản sao).
  • Hồ sơ thẩm định giá trị dự án năng lượng
    • Quyết định chủ trương đầu tư, thu hồi, cho thuê đất, giao đất, thiết kế cơ sở.
    • Giấy chứng nhận đầu tư, phê duyệt quy hoạch.
    • Báo cáo tổng mức đầu tư.
    • Thuyết minh dự án.
    • Giấy phép xây dựng, mua bán điện, hoạt động điện lực, phương án đấu nối điện của dự án, đăng ký bảo vệ môi trường.
    • Bản vẽ thiết kế, xây dựng.
    • Hồ sơ, pháp lý của tài sản.

 

Quý khách hàng khi cần tư vấn vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần tư vấn và thẩm định Việt Nam
Số 15 ngõ 293 Khuất Duy Tiến, phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
Điện thoại: 024 6652 8579    Hotline: 0904 675790 – 0981 931105

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *